Viêm vùng chậu chẩn đoán và điều trị
Viêm vùng chậu có thể đến từ những nguyên nhân thường gặp như:
- Quan hệ tình dục không an toàn
- Vệ sinh vùng kín sai cách
- Nạo phá thai để lại di chứng
Còn rất nhiều lý do khác dẫn đến bệnh, khiến chị em bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khả năng sinh sản và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để điều trị triệt để bệnh cần có phương pháp chẩn đoán chính xác mức độ viêm cấp tính hay mãn tính và có lộ trình chữa trị thích hợp.
Phương pháp chẩn đoán viêm vùng chậu
1. Thăm bệnh
Để chẩn đoán căn bệnh này, trước hết các bác sĩ chuyên khoa sẽ khảo sát các vấn đề liên quan đến thói quen, sinh hoạt hàng ngày của chị em như:
- Thói quen vệ sinh âm đạo như thế nào?
- Quan hệ tình dục có thô bạo hay nhiều bạn tình không?
- Các biểu hiện bệnh hình thành từ khi nào?
- Bệnh nhân có tiền sử nạo phá thai không?
Thông qua trao đổi bác sĩ sẽ phát hiện nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ thói quen nào để bệnh nhân phải thay đổi.
Thăm hỏi là bước đầu tiên của khám bệnh
2. Khám lâm sàng
Bệnh nhân mắc vùng chậu viêm nhiễm có các triệu chứng sau:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Đau bụng dưới, đau bụng kinh
- Đau hai bên hố chậu
- Dịch âm đạo mùi hôi và có màu lạ
- Cơ thể sốt cao, mệt mỏi…
Chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như: viêm ruột thừa, viêm âm đạo … Do vậy cần làm một số xét nghiệm khác để xác định đúng bệnh.
3. Xét nghiệm dịch tử cung
Sau khi lấy dịch nhờn ở âm đạo để đi xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm ra vi khuẩn gây bệnh lậu hoặc chlamydia trong dịch tử cung. Đây cũng là tác nhân chính gây nên bệnh. Ngoài ra, nếu trong dịch âm đạo có chứa các tế bào bạch cầu thì bệnh nhân được chẩn đoán đã mắc bệnh.
4. Siêu âm
Siêu âm vùng chậu sử dụng sóng âm thanh để theo dõi hình ảnh cơ quan vùng chậu, phát hiện các áp xe trong ống dẫn trứng, buồng trứng; thai ngoài tử cung. Trong một vài trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi thông qua 1 đường rạch nhỏ gần rốn để kiểm tra bên trong ổ bụng và dịch.
Dựa vào các hình ảnh khi siêu âm vùng chậu có thể chẩn đoán mức độ bệnh chuẩn xác hơn
5. Chụp cộng hưởng từ MRI
Đây là phương pháp hiện đại nhất để phát hiện các tổn thương xung quanh vùng xương chậu, tuy nhiên rất tốn kém cho bệnh nhân khi áp dụng biện pháp này.
6. Xét nghiệm máu
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy tốc độ máu lắng tăng, CRP tăng cao, tử cung bị nhiễm trùng do nấm hoặc trùng roi N.gonorrhoeae hay C.trachomatis, hoặc dịch áp xe buồng trứng hay vòi trứng thì bạn đã mắc bệnh viêm vùng chậu.
Ngoài ra, chị em có thể làm sinh thiết nội mạc tử cung qua việc lấy mẫu mô tế bào ở nội mạc tử cung để tiến hành xét nghiệm. Hoặc lựa chọn phân tích nước tiểu, nếu thấy các loại vi trùng, nấm lẫn trong nước tiểu có thể khẳng định được bệnh.
Phương pháp điều trị triệt để viêm vùng chậu
1. Điều trị theo Tây y
Điều trị nội khoa
Đây là biện pháp chữa bệnh bằng thuốc kháng sinh liều cao, để chống lại các tác nhân gây bệnh như C trachomatis và N gonorrhoeae, vi khuẩn gram âm, vi khuẩn yếm khí, và liên cầu khuẩn. Phương pháp này chủ yếu được dùng cho giai đoạn cấp tính, do mức độ viêm nhiễm còn nhẹ.
Sau khi dùng thuốc, hầu hết bệnh nhân đều giảm các triệu chứng trong vòng 48 – 72 giờ. Thời gian điều trị tổng cộng là 14 ngày. Nếu các biểu hiện sốt, lạnh, đau vùng chậu, đau bên tử cung thì buộc phải chuyển sang điều trị ngoại khoa.
Điều trị viêm vùng chậu nội khoa
Lưu ý: Chị em cần tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng thuốc và loại thuốc chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý tăng liều dùng hoặc sử dụng loại thuốc khác thay thế có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Đồng thời, điều trị bệnh cần áp dụng cho cả bạn tình mới có thể triệt để hoàn toàn bệnh.
Điều trị viêm vùng chậu bằng ngoại khoa
Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cấp tính không thể áp dụng thuốc kháng sinh mà bắt buộc phải sử dụng các dụng cụ y tế, phương pháp kĩ thuật hiện đại để trị bệnh bao gồm:
- Biện pháp tiểu phẫu:
Bác sĩ chuyên môn sẽ xác định khoanh vùng gây bệnh và sử dụng phẫu thuật để loại bỏ vùng mắc bệnh, ngăn chặn tình trạng áp xe lây lan ra các bộ phận khác. Tuy nhiên phẫu thuật rất dễ để lại sẹo và ảnh hưởng đến quá trình mang thai sau này.
- Điều trị bằng điện:
Đây là cách thức sử dụng các ion điện tác động vào ổ viêm, giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm, tiêu sưng, hạn chế đau đớn tại vùng chậu.
- Điều trị bằng nhiệt:
Nhiệt độ cao sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu tới các mô để chống lại viêm nhiễm. Dùng nhiệt sẽ cải thiện được đặc tính của các tế bào để điều trị viêm vùng chậu hiệu quả.
- Kết hợp biện pháp massage:
Bên cạnh chữa trị bằng từ trường, chị em có thể áp dụng thêm massage để tăng hiệu quả hấp thụ của phương pháp điều trị, giúp thư giãn các cơ, giảm căng thẳng và giúp các tế bào tổn thương hồi phục nhanh chóng.
Nếu được chẩn đoán viêm vùng chậu sớm và có hướng điều trị kịp thời, chị em sẽ giảm nguy cơ đối diện với các biến chứng nguy hiểm. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị bằng Tây y nhưng rất khó để tránh khỏi các vết sẹo do nhiễm trùng gây ra. Vì vậy nhiều người lựa chọn phương pháp Đông y để chữa bệnh hiệu quả hơn.
2. Điều trị viêm vùng chậu bằng Đông y
Vùng chậu viêm nhiễm có thể được chữa trị bằng Y học cổ truyền với những bài thuốc dân gian, thảo dược thiên nhiên được lưu truyền qua hàng nghìn năm. Mặc dù áp dụng vị thuốc Đông y không đem lại hiệu quả tức thời như dùng thuốc kháng sinh, phẫu thuật hay dùng điện… nhưng Đông y điều trị tận gốc, căn nguyên của bệnh và không để lại di chứng nào. Chị em có thể áp dụng các bài thuốc có các vị: Trinh nữ hoàng cung, Bồ công anh, Đan sâm… theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên khoa để trị tận gốc bệnh.
Chữa viêm vùng chậu với y học cổ truyền
Ngoài ra, chị em có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian như sử dụng lá trầu không để vệ sinh vùng kín giúp kháng khuẩn, sát trùng … làm sạch viêm nhiễm tại âm đạo rất tốt, giúp hỗ trợ giảm viêm tại vùng chậu.
Điều trị viêm vùng chậu cần lưu ý những gì?
Chị em cần lưu ý một vài điều sau khi điều trị vùng chậu viêm nhiễm:
- Tuân thủ đúng lộ trình, uống đủ liều thuốc.
- Liên tục theo dõi các phản ứng phụ khi chữa trị.
- Kiêng quan hệ tình dục.
- Điều trị cho cả bạn tình.
- Chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để có được sức đề kháng tốt nhất.
- Khám phụ khoa định kì để phát hiện và điều trị sớm các căn bệnh liên quan.
Điều trị viêm vùng chậu càng sớm hiệu quả sẽ càng cao. Vì vậy chị em cần chú ý các biểu hiện về khí hư, những cơn đau bất thường, rối loạn kinh nguyệt để tới các cơ sở y tế thăm khám và điều trị.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ