Bệnh lý viêm vùng chậu

04:18 Ngày 11/01/2018
Viêm vùng chậu là bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ khiến tăng nguy cơ gây có thai ngoài tử cung và vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới.

Viêm vùng chậu là viêm nhiễm xung quanh vùng chậu do các vi khuẩn, vi trùng tấn công khu vực này. Bệnh có thể để lại hệ quả nghiêm trọng như sẹo ở bộ phận sinh dục, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm:

-         Gây đau vùng chậu

-         Mang thai ngoài tử cung

-         Vô sinh (nếu ống dẫn trứng hoặc buồng trứng bị nghẽn)

-         Nguy hiểm cho bà mẹ đang mang thai.

Vì vậy, hiểu biết về viêm nhiễm vùng chậu luôn là mối quan tâm hàng đầu của nữ giới, đặc biệt là chị em đang ở độ tuổi sinh sản. Bài viết tổng hợp những nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách phòng tránh bệnh cụ thể giúp chị em hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Thủ phạm gây nên viêm vùng chậu

Nhiều phụ nữ khi phát hiện mình mắc viêm vùng chậu băn khoăn không hiểu lí do vì sao nhiễm bệnh. Vùng chậu viêm nhiễm đôi khi bắt nguồn từ những thói quen rất đơn giản hằng ngày.

Do vệ sinh vùng kín không tốt

Vùng kín không được sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh. Thông qua âm đạo, vi khuẩn sẽ xâm nhập, phát triển và di chuyển lên các cơ quan khác, trong đó có vùng chậu. Những thói quen dùng tay thụt rửa âm đạo, lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên, ngâm mình trong bồn tắm… đều là tác nhân gây nên bệnh.

Đặc biệt trong những ngày có kinh nguyệt, hoặc thời điểm trước và sau khi quan hệ tình dục, khu vực âm hộ và âm đạo vô cùng nhạy cảm, dễ dàng bị nguồn bệnh tấn công trực tiếp nếu không chủ động vệ sinh đều đặn.

Do nạo phá thai không an toàn

Nạo phá thai không những khiến tử cung mỏng dần đi mà còn là nguyên nhân dẫn tới vi khuẩn xâm lấn xuống vùng chậu. Khi chị em bị sót thai, thai chết lưu bắt buộc phải sử dụng dụng cụ nạo hút thai, và các dụng cụ này không được khử trùng đúng cách sẽ gây viêm nhiễm.

Do mắc bệnh phụ khoa

Viêm âm đạo là nguồn gốc căn bản dẫn đến vùng chậu viêm nhiễm. Ngoài ra những thủ phạm khác bắt nguồn từ bệnh phụ khoa như: viêm phần phụ, viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, viêm vòi trứng cũng gây nên bệnh.

nguyen-nhan-viem-vung-chau-do-benh-phu-khoa
Viêm vòi trứng gây nên viêm vùng chậu

Do biến chứng sau phẫu thuật phụ khoa

Phẫu thuật phụ khoa là sử dụng dụng cụ kĩ thuật để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, polyp tử cung... Khi chị em lựa chọn cơ sở chữa bệnh không đảm bảo khiến tăng nguy cơ gây nhiễm trùng cũng tạo điều kiện để vi khuẩn gây hại tấn công vùng chậu.

Do quan hệ tình dục không lành mạnh

Những đối tượng có thói quen thủ dâm, quan hệ tình dục với nhiều người, giao hợp thô bạo… đều có thể gây thương tổn cho vùng chậu.

Do bệnh xã hội

Các loại bệnh xã hội thường gặp như: lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục… đều dễ dàng lây lan qua đường tình dục và khiến vùng chậu bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn quen thuộc như neisseria gonorrheae, chlamydia trachomatis… và các loại vi khuẩn tổn tại trong âm đạo như gardnerella vaginalis, haemophilus influenzae, mycoplasma hominis,…

Làm thế nào để nhận biết bệnh viêm vùng chậu?

Thông qua những dấu hiệu bất thường sau, chị em có thể chẩn đoán bệnh cho chính bản thân mình để kịp thời đi khám và chữa trị:

Dịch âm đạo bất thường

Khí hư khỏe mạnh là khi chúng có màu trắng trong, dai tương tự như lòng trắng trứng. Khi mắc bệnh, khí hư chuyển sang màu trắng đục, vàng, xanh hoặc nâu, thậm chí lẫn máu.

Rối loạn kinh nguyệt

Kinh nguyệt trước kia của bạn rất đều đặn, nhưng đột nhiên bất thường: chu kì kinh dài hoặc ngắn đi, lượng máu kinh nhiều hoặc ít hơn, kèm theo đau bụng cường độ mạnh… đều do vùng chậu gây tổn thương đến buồng trứng và tử cung.

Xuất huyết âm đạo

Chảy máu giữa chu kì kinh nguyệt dù ít hay nhiều cũng xuất phát từ bệnh tật mà nên. Lượng máu thường màu đỏ tươi và ít trong một vài ngày, hoàn toàn có thể phân biệt được máu kinh nguyệt có thể do viêm nhiễm tại cơ quan vùng chậu.

Đau bụng dưới

Đau phía bụng dưới, đau lan rộng sang bên xương chậu với mức độ từ âm ỉ đến dữ dội khiến bạn không kiểm soát được.

bieu-hien-viem-vung-chau
Đau bụng dưới là biểu hiện của viêm vùng chậu

Đau khi giao hợp

Vùng xương chậu bị tổn thương đương nhiên sẽ tác động không tốt đến quá trình quan hệ tình dục. Bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu hoặc chảy máu khi giao hợp là những biểu hiện không thể xem thường.

Ngoài các triệu chứng điển hình trên, chị em còn kèm theo các biểu hiện mệt mỏi cơ thể, chán ăn, sốt cao… Đây đều là những dấu hiệu không thể coi thường, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt và hạnh phúc gia đình.

Viêm vùng chậu có nguy hiểm không?

Người mắc bệnh vùng chậu viêm nhiễm thường gặp phải các biến chứng nguy hại sau:

Đau bụng kinh

Hiện tượng này có thể bắt đầu từ trước 1 – 2 ngày có kinh nguyệt, đau bụng còn lan rộng sang hai bên vùng xương chậu, đồng thời còn gây đau lưng. Một vài trường hợp khi viêm nhiễm nặng còn gây rong kinh, mất máu nhiều hoặc nhiễm trùng, viêm màng bụng mãn tính.

Rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng này dễ dàng gặp phải bởi vùng chậu tổn thương gây hại cho buồng trứng, khiến kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không, lượng kinh khi nhiều khi ít.

Viêm phúc mạc ổ bụng

Vùng chậu viêm nhiễm còn dẫn tới viêm phúc mạc ổ bụng do vi khuẩn, chấn thương vật lý gây ra.

bien-chung-viem-vung-chau-gay-anh-huong-co-quan-o-bung
Viêm nhiễm vùng chậu gây ảnh hưởng đến cơ quan ổ bụng và phúc mạc

Gây ra áp xe buồng trứng, ống dẫn trứng

Bệnh phát triển nặng dẫn tới tắc vòi trứng, dính buồng trứng làm hình thành mủ trong khu vực này được gọi là hiện tượng áp xe. Đây là thủ phạm chính khiến chị em rất khó để mang thai. Một số ít chị em còn bị áp xe ở ruột non, ruột già hay ruột thừa. Các khối áp-xe này có thể vỡ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc.

Thai ngoài tử cung

Biến chứng của căn bệnh này là tắc nghẽn ống dẫn trứng, khiến dù trứng đã được thụ tinh cũng không thể di chuyển xuống làm tổ ở tử cung được gây nên mang thai ngoài dạ con. Trường hợp này thai không thể phát triển được và bắt buộc mẹ phải làm phẫu thuật để đảm bảo tính mạng cho bản thân.

Vô sinh, hiếm muộn

Từ việc ống dẫn trứng bị tắc nghẽn, buồng trứng bị viêm do biến chứng của viêm vùng chậu khiến việc có thai rất khó khăn, thậm chí có thể gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới nếu không được điều trị triệt để.

Ngoài ra, bệnh viêm vùng chậu còn để lại những hệ lụy khác như: tắc ruột, đau vùng chậu mãn tính nếu để bệnh tái phát nhiều lần, để lại sẹo ở tử cung và cơ quan sinh sản khác…Những nguy hại này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe sinh sản, nếu không điều trị sớm sẽ tốn thời gian, chi phí cho chính bản thân người bệnh.

Phòng tránh bệnh viêm vùng chậu

Đây là một trong những căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới và có thể phòng tránh được khi chị em thực hiện các biện pháp sau:

Khám phụ khoa

Định kì khám phụ khoa 6 tháng/ lần là lời khuyến cáo của bác sĩ dành cho tất cả các chị em, đặc biệt là chị em đã có quan hệ tình dục. Phát hiện sớm các căn bệnh bao giờ cũng có thể điều trị dễ dàng và ít tốn kém thời gian, tiền bạc hơn.

phong-ngua-viem-vung-chau
Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Theo các chuyên gia, vệ sinh vùng kín đúng cách là sử dụng nước ấm có pha chút muối loãng để rửa bên ngoài âm hộ. Không cho tay hay dùng vật lạ thụt rửa vào bên trong âm đạo.

Trong ngày kinh nguyệt, chị em nên thay băng vệ sinh khoảng 4 tiếng/ lần để đảm bảo vùng kín khô thoáng. Tuyệt đối không sử dụng dung dịch vệ sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc có chất tẩy rửa cao sẽ làm mất môi trường cân bằng của âm đạo, hình thành ổ viêm.

Quan hệ tình dục an toàn

Không quan hệ bừa bãi, chung thủy một vợ một chồng, dùng biện pháp tránh thai khi chưa muốn có con sẽ giảm thiểu phần lớn nguyên nhân gây hại cho xương  chậu.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Theo lời khuyên của các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng hợp lý không chỉ làm tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật mà còn giúp chị em trẻ trung hơn với các thực phẩm giàu axit amin, omega3, chất xơ, protein, đặc biệt là rau xanh và hoa quả. Chị em nên tránh các thực phẩm lạnh, đồ ăn cay, nóng, nhiều chất béo…

Điều trị sớm viêm nhiễm phụ khoa

Nguyên nhân gây vùng chậu viêm nhiễm cũng xuất phát từ việc không điều trị các căn bệnh phụ khoa triệt để. Vì vậy, để tránh mắc bệnh, chị em nên điều trị dứt điểm các bệnh khác như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

Khi phát hiện các hiện tượng: ngứa vùng kín, khí hư ồ ạt, màu sắc lạ, mùi hôi, tanh, đau bụng dưới, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đau khi giao hợp…cần tới ngay phòng khám để biết được nguyên nhân và điều trị kịp thời, tránh để lây nhiễm lên vùng chậu.

Mong rằng bài viết là kiến thức bổ ích và đầy đủ giúp chị em tự bảo vệ sức khỏe của bản thân mình trước căn bệnh viêm vùng chậu.

Tags: Viêm Vùng Chậu
Bài xem nhiều nhất
Danh mục bệnh
Bài viết mới nhất
Vị thuốc quý
Hòm thư góp ý