Viêm phần phụ chẩn đoán và điều trị
Viêm phần phụ hình thành chủ yếu do các nguyên nhân sau:
- Nạo phá thai không an toàn
- Quan hệ tình dục bừa bãi
- Vệ sinh vùng kín kém….
Khi cơ quan sinh sản thuộc phần phụ như vòi trứng, buồng trứng bị tổn thương, điều đáng sợ nhất là chị em sẽ khó có cơ hội mang thai, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh. Vì vậy, chẩn đoán càng sớm điều trị bệnh càng nhanh chóng và hiệu quả. Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán và điều trị theo Tây y và Đông y để chị em dễ dàng tham khảo.
Chẩn đoán viêm phần phụ
Chẩn đoán theo Tây y
Theo Y học hiện đại, dựa trên các triệu chứng lâm sàng, khám phụ khoa, siêu âm, nội soi vùng bụng và xét nghiệm máu… là những phương pháp xác định bệnh.
- Triệu chứng lâm sàng
Chị em có các dấu hiệu sau có thể là dấu hiệu khi phần phụ bị viêm nhiễm:
+ Đau vùng hạ vị, 2 bên hố chậu.
+ Khí hư màu vàng, xanh như dịch mủ.
+ Đau vùng bụng dưới, cơn đau gia tăng khi đi lại hoặc hoạt động.
Triệu chứng điển hình khi có viêm nhiễm cơ quan phần phụ là đau bụng dưới (vùng hạ vị)
+ Rối loạn kinh nguyệt, điển hình là rong kinh.
+ Đi tiểu buốt, tiểu không hết nước.
+ Sốt cao, khoảng 39 độ.
+ Có thể buồn nôn và nôn.
- Khám phụ khoa
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ mỏ vịt đặt vào bên trong âm đạo để quan sát khí hư có màu và dạng như thế nào. Đồng thời, khi bác sĩ đặt nghi vấn viêm phần phụ sẽ khám bên ngoài, dùng tay nắn khu vực bụng tử cung sẽ thấy đau, hai bên phần phụ sưng phù nề. Đôi khi phát hiện thấy khối cạnh tử cung thường ở mặt sau của tử cung, dính không di động.
- Nội soi vùng bụng
Khi đưa thiết bị nội soi vào ổ bụng, bác sĩ sẽ phát hiện vùng bụng cộm lên, có khối nề khó phân biệt được với ranh giới tử cung. Đồng thời, khi khám trực tràng, bệnh nhân cảm thấy rất đau đớn đều là dấu hiệu của bệnh.
- Siêu âm
Siêu âm vùng ổ bụng có thể phát hiện được các ổ viêm loét hình thành ở khu vực buồng trứng và tử cung. Khi buồng trứng bị tổn tthương chị em sẽ được chẩn đoán bệnh viêm hoặc áp xe phần phụ.
- Xét nghiệm dịch âm đạo
Bác sĩ chỉ cần dùng tăm bông lấy dịch âm đạo đem kiểm tra cũng có thể xác định được các loại vi khuẩn lậu và Chlamydia. Trên thực tế kết quả không phải lúc nào cũng dương tính vì viêm phần phụ có thể xảy ra do tạp khuẩn.
- Xét nghiệm máu
Sau khi thực hiện lấy mẫu máu, kết quả xét nghiệm cho thấy máu có bạch càu tăng, đặc biệt là bạch cầu trung tính, CRP tăng là biểu hiện của bệnh.
Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa cần phân biệt bệnh phần phụ với các căn bệnh liên quan khác như: Viêm ruột thừa, viêm đại tràng, chửa ngoài tử cung, huyết tụ thành nang, lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng xoắn…
Chẩn đoán bằng Đông y
Chẩn đoán phần phụ viêm với y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, có hai giai đoạn bệnh phần phụ là viêm cấp tính và mãn tính. Hai cấp độ này có các triệu chứng lâm sàng như sau:
+ Viêm cấp tính: bệnh nhân có triệu chứng sợ lạnh, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, đau đớn vùng hạ vị, khí hư có màu vàng như dịch mủ, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác. Nguyên nhân là do chị em mắc thấp nhiệt ở hạ tiêu.
+ Viêm mãn tính: bệnh nhân thấy đau đớn vùng hạ vị như kim châm, vùng bụng sưng có khối u, lưỡi trắng rêu dày, lưng đau, mạch huyền tế.
Điều trị viêm phần phụ
Điều trị theo Y học hiện đại
Điều trị viêm phần phụ với các phương pháp khoa học Tây y
Theo Y học hiện đại, điều trị bệnh chủ yếu dùng thuốc đối với các trường hợp bệnh nhẹ. Bệnh nhân khi mắc viêm buồng trứng, tắc nghẽn vòi trứng cần tiến hành các thủ thuật có sự can thiệp của khoa học kĩ thuật hiện đại như: mổ nội soi, phẫu thuật cắt nối vòi trứng…Dưới đây là thông tin một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm phần phụ:
+ Trị bệnh do vi khuẩn Chlamydia (chiếm khoảng 50%): Chị em dùng thuốc kháng sinh nhóm Quinolon ( Oflocet 200mg tiêm TM 2lần/ ngày hay Metronidazol 250mg 3lần/ ngày) Tetracyclin đường TM ( Vibramicin) TM 100mg x 3lần/ ngày.
+ Trị bệnh do Lậu cầu (chiếm 25%): Chị em uống Cephalosporin thế hệ 3- Claforal 3g tiêm TM trong 24h kết hợp với Metronidazol.
+ Do các nguyên nhân khác như Enterobacterie, yếm khí, Haemophilus, liên cầu: Bệnh nhân dùng kháng sinh TM trong 7 ngày sau đó tiếp tục uống đường glucose cho đến khi hết hoàn toàn các triệu chứng .
Lưu ý trong quá trình dùng thuốc, chị em cần:
+ Uống thuốc đúng liều lượng và đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Không tự ý bỏ thuốc hoặc chuyển sang đơn thuốc khác khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
+ Ngay cả khi đã hết các dấu hiệu lâm sàng, chị em vẫn cần tái khám để theo dõi bệnh đã thực sự chấm dứt hay chưa.
Trên đây là các cách điều trị nội khoa, căn cứ vào tình trạng diễn biến bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc. Nếu như thuốc không thể áp dụng được trong nhiều trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thay thế khác.
Điều trị viêm phần phụ theo Đông y
Điều trị phần phụ viêm với phương pháp y học cổ truyền
- Khi điều trị viêm phần phụ cấp tính, lương y sẽ áp dụng bài thuốc giúp bệnh nhân thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc hoạt huyết với bài thuốc gồm:
Hoàng liên 12g Sa tiền tử 12g
Hoàng bá 12g Liên kiều 16g
Tỳ giải 16g Tam lăng 8g
Đại hoàng 4g Uất kim 8g
Liều dùng: Sắc thang thuốc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục khoảng 10 – 15 thang.
- Trong điều trị viêm mãn tính, chị em cần áp dụng bài thuốc để hoạt huyết với bài thuốc tiêu biểu sau:
Hạt vải 8g Ngưu tất 12g
Hạt quýt 8g Tam lăng 8g
Đan sâm 12g Xuyên luyện tử 8g
Nga truật 8g Hương phụ 8g
Lưu ý: Nếu có khối u, chị em thêm các vị: Đào nhân 12g, Tam lăng 12g, Hồng hoa 8g, Nga truật 12g. Nếu có triệu chứng đau bụng bổ sung thêm Nhũ hương 4g vào bài thuốc. Ngày sắc uống 1 thang, chắt lọc khoảng 250ml, uống liên tục trong khoảng 10 ngày thì đi tái khám.
Trên đây là toàn bộ các cách chẩn đoán và điều trị bệnh phần phụ viêm nhiễm bằng Y học hiện đại và Cổ truyền, giúp chị em trang bị kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ