Viêm niệu đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào?
Bạn Hồ Minh Thư có gửi câu hỏi tới chuyên mục “Hỏi – đáp sức khỏe phụ khoa” như sau:
“Mình năm nay 30 tuổi, hiện đang mang bầu được 3 tháng. Khi bắt đầu nhận thấy dấu hiệu đi tiểu buốt, tiểu không hết nước mình đã đi khám phụ khoa và được bác sĩ chẩn đoán bệnh viêm niệu đạo. Bác sĩ đã kê đơn thuốc nhưng mình chưa dám uống vì sợ ảnh hưởng đến em bé, mình định sẽ đi khám lại ở bệnh viện lớn hơn. Liệu viêm niệu đạo có nguy hiểm tới sự phát triển của thai nhi không? Và có cách nào không phải uống thuốc mà vẫn điều trị được bệnh không?”
Đây là thắc mắc chung của rất nhiều bà mẹ đang mang thai. Dưới đây là câu trả lời thỏa đáng của bác sĩ chuyên khoa.
Tại sao bà bầu dễ dàng mắc viêm niệu đạo?
Cấu tạo đường niệu đạo của chị em rất ngắn và nằm sát với hậu môn – cơ quan chứa rất nhiều vi khuẩn. Vì vậy ổ bệnh có thể di chuyển từ hậu môn đến lỗ niệu đạo và di chuyển lên phía trên bàng quang khiến chị em cảm thấy rất khó khăn khi đi tiểu.
Chị em cần chú ý sức khỏe niệu đạo
Ngoài ra, khi chị em đã sẵn các căn bệnh ở bàng quang, đặc biệt là khi mắc tiểu đường thai kì …vi khuẩn sẽ nhiều hơn và khả năng mắc bệnh cũng cao hơn. Thậm chí khi mang thai, những biến đổi về nội tiết tố và hormone cũng khiến khí hư nhiều hơn, môi trường âm đạo mất cân bằng và vi khuẩn có cơ hội xâm nhập, sinh sôi mạnh mẽ hơn.
Viêm niệu đạo ở bà bầu có nguy hiểm không?
Chị em mắc bệnh thường có biểu hiện rõ ràng nhất trong việc gặp khó khăn khi đi tiểu tiện như: tiểu buốt, tiểu không hết nước,… Với những chị em cẩn thận đi khám và làm xét nghiệm sẽ thấy nước tiểu có chứa các cặn, mủ và vi khuẩn nhiều hơn.
Riêng đối với bà bầu mắc bệnh sẽ gặp các vấn đề như sau:
- Ảnh hưởng tới sức khỏe
Chị em sẽ gặp các triệu chứng khó chịu liên tiếp xung quanh vấn đề tiểu tiện như: khí hư nhiều hơn, dễ dàng bị táo bón, đau lưng, chuột rút hơn. Những tác động này cũng khiến tinh thần chị em uể oải, mệt mỏi, lo lắng hơn. Cấu tạo trên cơ thể phụ nữ khiến vùng niệu đạo viêm nhiễm cũng kéo theo các bộ phận khác như âm đạo, tử cung, bàng quang, thận… khó tránh khỏi tác động của vi khuẩn xấu, hình thành nên các bệnh phụ khoa.
- Ảnh hưởng tới thai nhi
Khi mẹ mệt mỏi, chán ăn đương nhiên em bé sẽ không thể hấp thụ được những dinh dưỡng cần thiết nhất. Ổ bệnh cũng có thể tấn công khiến em bé có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, thiếu cân, suy hô hấp hoặc viêm giác mạc.
Vì vậy, bên cạnh việc giữ tâm trạng ổn định, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chị em còn cần đi khám ngay lập tức, tránh để lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Điều trị và phòng tránh viêm niệu đạo khi mang thai
Điều trị viêm niệu đạo cho bà mẹ mang thai không phải là việc làm dễ dàng, đòi hỏi kiến thức chuyên khoa để vừa tiêu diệt được ổ bệnh, vừa giúp đảm bảo sự phát triển an toàn của em bé. Vì vậy, chị em cần được sự tư vấn kĩ càng của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ loại thuốc đặt hay uống kháng sinh nào.
Bảo vệ bé trước bệnh phụ nữ với chế độ sinh hoạt hợp lý
Bên cạnh đó, chị em cần chú ý thực hiện một vài biện pháp dưới đây để ngăn ngừa bệnh về niệu đạo như:
- Ăn nhiều sữa chua vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ mắc táo bón, vừa giúp chị em lấy lại độ cân bằng PH cần thiết của âm đạo, nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi và tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh.
- Tuyệt đối không rửa vùng kín bằng các chất tẩy rửa sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm pha loãng là tốt nhất, sau đó lau sạch bằng khăn bông.
- Ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
- Khi mắc bệnh nên kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm vi khuẩn khiến bệnh nặng hơn.
Mặc dù viêm niệu đạo có thể đe dọa sức khỏe của bà bầu nhưng chị em hoàn toàn có thể chữa khỏi bệnh mà không nguy hại đến bào thai. Chỉ cần kiên trì điều trị, vệ sinh đúng cách và làm theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ là mẹ bầu có thể yên tâm xóa tan nỗi lo bệnh tật.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ