Viêm niệu đạo chẩn đoán và điều trị
Viêm niệu đạo gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của chị em. Chữa trị bệnh càng sớm càng dễ dàng và tiết kiệm được thời gian, chi phí của người bệnh. Dưới đây là những cách điển hình giúp chị em chẩn đoán và điều trị bệnh nhanh chóng nhất.
Phương pháp chẩn đoán viêm niệu đạo
Muốn biết chính xác bạn có mắc viêm niệu đạo hay không, chị em cần tới các cơ sở y tế để thực hiện một số biện pháp kiểm tra, xét nghiệm như sau:
1. Triệu chứng lâm sàng
Bác sĩ sẽ quan sát cửa niệu đạo có bị kích ứng không, lỗ niệu đạo có dịch mủ, sưng tấy không, dịch khí hư màu gì để phán đoán bệnh.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Phương pháp này lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân để kiểm tra nồng độ và xem xét các loại vi khuẩn có trong nước để chẩn đoán bệnh.
Kiểm tra nước tiểu cho kết quả trong chẩn đoán niệu đạo viêm nhiễm
3. Xét nghiệm dịch âm đạo
Bác sĩ chỉ cần dùng tăm bông để lấy mẫu dịch âm đạo để kiểm tra vi khuẩn nhằm phát hiện nguyên nhân gây bệnh do loại vi khuẩn nào, và ngoài viêm niệu đạo bệnh nhân còn mắc bệnh phụ khoa hay không. Đồng thời, xét nghiệm khí hư cũng giúp phân biệt niệu đạo viêm với bệnh lậu cần.
4. Xét nghiệm máu
Dựa vào kết quả xác định tỉ lệ bạch cầu trong máu bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Nếu bệnh nhân có tỉ lệ bạch cầu tăng cao, bệnh nhân mắc viêm nhiễm niệu đạo.
Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ khẳng định chị em có mắc viêm niệu đạo hay không và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Phương pháp điều trị viêm niệu đạo
1. Điều trị theo Y học hiện đại
Do viêm niệu đạo hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân như: Vi khuẩn lậu, Chlamydia, nấm Candida albicans, ký sinh trùng Trichomonas… Vì vậy, với mỗi nguyên nhân và tình trạng bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp nhất. Trong Tây y chia làm 2 phương pháp là điều trị nội khoa và ngoại khoa.
- Điều trị bằng nội khoa
Nội khoa là biện pháp điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, điều trị theo cách này chỉ áp dụng được cho những trường hợp bệnh nhân mới chớm bệnh, bệnh còn ở mức độ nhẹ.
Các loại thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc chống viêm ở dạng thuốc đặt bên trong đường niệu đạo và thuốc uống. Cụ thể về tên thuốc và lộ trình uống, hướng dẫn sử dụng như thế nào cần có sự giải đáp của bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị viêm niệu đạo theo phác đồ nội khoa
Tuy nhiên, trong quá trình chữa bệnh, chị em cần lưu ý: uống thuốc đúng liều lượng, đúng loại thuốc và đúng giờ giấc chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, hoặc điều trị bệnh tại nhà hay tăng liều lượng thuốc sẽ dẫn tới việc bệnh phát triển nặng nề hơn, gây tốn thời gian và chi phí điều trị dứt điểm.
- Điều trị ngoại khoa
Sau khi thực hiện khám lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết, nếu như viêm niệu đạo đã phát triển ở mức độ mãn tính, rất nặng cần có sự can thiệp của thủ thuật ngoại khoa.
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện 5 bước bao gồm: rửa, hút, chiếu, dẫn mủ ra ngoài. Sau đó sẽ kết hợp nội khoa, dùng các loại thuốc đặt, rửa, uống, kết hợp tiêm kháng sinh để đặc trị bệnh. Hoặc cũng có thể áp dụng chiếu tia quang phổ trị liệu tác động lên vùng tổn thương tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, khiến vết thương phục hồi nhanh và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
2. Chữa viêm niệu đạo bằng đông y
Đông y sử dụng các loại thảo dược bồ công anh, cam thảo, hoàng liên, thục địa… đều là những vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu rất hữu hiệu. Dưới đây là một số bài thuốc quen thuộc hay được sử dụng trong chữa bệnh:
- Bài thuốc thứ 1:
Bồ công anh 10g Trạch tả 10g
Thục địa 18g Hoàng kỳ 24g
Đảng sâm 12g thỏ ty tử 12g
Cách dùng: Đem trộn đều các nguyên liệu rồi sắc lấy nước uống.
Chữa trị viêm niệu đạo với các thảo dược tự nhiên là phương pháp được nhiều chị em lựa chọn
- Bài thuốc thứ 2:
Đạm trúc diệp 10g Cây sậy 18g
Hoa cúc dại 10g
Cách dùng: Đem các nguyên liệu đun sôi trong khoảng 30 phút rồi uống trong vòng 10 ngày.
- Bài thuốc thứ 3:
Xích giải đậu 50g Râu ngô 500g
Cách dùng: Đem các thành phần nấu thành nước uống mỗi ngày 1 lần và duy trì trong 20 ngày.
- Bài thuốc thứ 4:
Hoàng liên 10g Cỏ lưỡi rắn hoa trắng 30g
Rau sam 30g Thổ phục linh 15g
Bạch tiên bì 15g Khổ sâm 15g
Tỳ giải 15g Cù mạch 15g
Xuyên ngưu tất 15g Thạch xương bồ 15g
Cam thảo 6g Mộc thông 6g
Cách dùng: Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc thứ 5:
Nhân sâm đắng 30g Thổ phục linh 30g
Địa phu tử 20g Hoàng bá 20g
Cách dùng: Đun các vị thuốc và lấy nước rửa bên ngoài vùng kín.
Chữa viêm niệu đạo bằng đông y là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự kiên trì rất lớn từ phía người bệnh đồng thời cần thực hiện đều đặn, thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất.
Chị em phụ nữ nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học để phòng ngừa cũng như điều trị viêm niệu đạo hiệu quả
Những lưu ý trong chữa viêm niệu đạo
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em trong quá trình chữa bệnh cần chú ý:
- Không quan hệ tình dục.
- Phối hợp điều trị cho bạn tình để tránh tái nhiễm bệnh.
- Bệnh nhân cần uống nhiều nước để cơ thể tự loại bỏ vi khuẩn thông qua tiểu tiện.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách, không thụt rửa bên trong âm đạo. Chị em cũng không nên sử dụng xà bông hoặc bất cứ hóa chất gì để tránh gây kích thích các chỗ đau.
- Không nên áp dụng quá nhiều phương pháp điều trị: mỗi một phương pháp điều trị sẽ có cách thức thực hiện cùng đơn thuốc bổ trợ đi kèm. Vì thế để tránh trường hợp phản tác dụng từ các thành phần trong thuốc của các phương pháp điều trị, chị em nên tìm hiểu và lựa chọn cho mình một biện pháp điều trị thích hợp nhất.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ