Viêm niệu đạo

03:01 Ngày 01/02/2018
Viêm niệu đạo là căn bệnh hình thành ở cả hai giới. Riêng với chị em, căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và gây tác hại lớn đến khả năng sinh sản.

Viêm niệu đạo là bệnh viêm nhiễm hình thành trong đường niệu đạo, gây biến chứng viêm khớp, viêm nhiễm phụ khoa… thậm chí có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh. Cụ thể tác hại, nguyên nhân gây bệnh, các cách phòng tránh bệnh như thế nào? Chị em hãy cùng theo dõi qua bài viết.

Các dạng bệnh viêm niệu đạo ở nữ giới

Cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới, khiến niệu đạo ngắn và thẳng nên rất dễ bị trùng bệnh tấn công. Dựa vào các nguyên nhân gây nên bệnh mà viêm niệu đạo được chia thành ba loại: do vi khuẩn lậu, do trùng roi Trichomonas và do nấm.

-         Viêm nhiễm do lậu

Vi khuẩn lậu chủ yếu lây lan qua đường tình dục. Khi phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn, không lành mạnh, giao hợp cùng nhiều bạn tình sẽ dễ dàng mắc viêm phụ khoa và niệu đạo.

Thông thường trong khoảng 4 tuần đầu, vi khuẩn lậu đang ủ bệnh vì vậy chị em sẽ không nhận thấy bất cứ dấu hiệu khác thường nào. Sau thời gian này mới bắt đầu thấy đi tiểu khó khăn, khí hư dạng mủ, ngứa ngáy, khó chịu vùng sinh dục…

viem-nieu-dao
Viêm niệu đạo

-         Do trùng roi Trichomonas

Niệu đạo viêm nhiễm do Trichomonas thường được hình thành sau khi chị em mắc viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là tổn thương ở âm đạo thời điểm trước đó. Vì vậy, bệnh này rất dễ nhầm lẫn với viêm phụ khoa nếu không được làm xét nghiệm chẩn đoán kĩ càng.

Thông thường chị em sẽ thấy khí hư màu xanh, loãng, dạng bọt và mùi hôi. Đồng thời có hiện tượng ngứa, đau rát âm đạo, và rất khó quan hệ tình dục do đau đớn.

-         Viêm nhiễm do nấm

Về cơ bản, các triệu chứng viêm do nấm cũng tương tự giống do vi khuẩn Trichomonas. Viêm niệu đạo do nấm thường là biến chứng của bệnh ở da, đại tràng, âm đạo,..

Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nữ giới

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm cơ quan này. Một trong số đó là:

-         Thói quen nhịn tiểu

Một số chị em có thói quen nhịn tiểu trong thời gian dài, điều này sẽ khiến cho vi khuẩn và các chất độc hại không thoát ra ngoài mà ngược lại xâm nhập và gây hại cho bàng quang, niệu đạo.

-         Cấu tạo tự nhiên của nữ giới

Theo cấu tạo cơ thể lỗ niệu đạo của chị em là bộ phận giáp với niệu đạo và hậu môn. Vì vậy nếu như không sạch sẽ, các nguồn bệnh từ âm đạo và hậu môn hoàn toàn có thể gây viêm tại niệu đạo.

-         Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, không khô thoáng tạo điều kiện cho các vi khuẩn tại vùng kín phát triển dẫn đến viêm âm đạo và niệu đạo.

-         Quan hệ tình dục không an toàn

Thông qua con đường tình dục không an toàn, vùng kín của nữ giới hoàn toàn có thể đón nhận các vi khuẩn lậu hoặc nấm. Nhất là đối với chị em quan hệ tình dục không lành mạnh, thô bạo và có nhiều bạn tình nguy cơ mắc bệnh càng cao.

-         Mang thai và sinh nở

Khi phụ nữ mang thai, tử cung phải mở rộng để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này dẫn đến chèn ép tới bàng quang và niệu đạo khiến các vùng này bị tổn thương.

Ngoài ra viêm niệu đạo ở nữ giới còn xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau bao gồm: sử dụng nhiều chất kích thích, các đồ ăn có tính cay nóng, uống ít nước…

Triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ giới

Nhận biết các dấu hiệu viêm nhiễm giúp chị em nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Một số biểu hiện điển hình như:

-         Khó khăn khi đi tiểu

Mỗi lần đi tiểu chị em đều thấy đau, buốt, rát, tiểu không hết nước, đôi khi còn lẫn các tia máu tươi đều là triệu chứng nguy hiểm của bệnh.

-         Đau bụng và đau vùng chậu

Đau bụng dưới quặn thắt trong những ngày bình thường, đau lan rộng sang vùng xương chậu, háng, hậu môn khiến chị em rất khó chịu.

viem-nieu-dao-trieu-chung
Đau bụng và đau vùng chậu

-         Cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Khi cơ thể đột nhiên sút cân, uể oải, thậm chí sốt cao, chán ăn, buồn nôn…đều có thể do tác động từ viêm nhiễm niệu đạo.

-         Bất thường về khí hư

Khí hư có màu trắng đục như bã đậu, màu vàng, xanh, dịch vón cục hoặc nhớt, sủi bọt và có mùi hôi… đều là dấu hiệu bệnh lý không thể bỏ qua.

Bệnh viêm niệu đạo cấp tính nếu không được chữa trị sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các triệu chứng phát triển rõ ràng hơn như: đau lưng, trong nước tiểu có máu, sốt, ăn không ngon, khó tiêu…, thậm chí còn gây hại cho các bộ phận lân cận. Do đó, chị em cần phát hiện sớm để nhanh chóng xử lý, tránh tình trạng bệnh nặng và lây lan sang các cơ quan khác.

Tác hại của viêm niệu đạo

Niệu đạo viêm nhiễm dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe:

-         Gây viêm khớp

Bệnh do lậu kéo dài có thể gây biến chứng khiến các khớp xương sưng đỏ.

-         Ảnh hưởng xấu đến thai nhi

Theo các chuyên gia khuyến cáo, khi người mẹ bị tổn thương ở niệu đạo, em bé sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí khi sinh ra có thể bị đau mắt, viêm giác mạc, nhiễm trùng đường hô hấp…

-         Lây nhiễm cho bạn đời

Đây là căn bệnh lây lan qua đường tình dục, vì vậy vợ hoặc chồng mắc bệnh đều có nguy cơ mắc bệnh khi không sử dụng biện pháp quan hệ an toàn. Ngay cả khi chữa trị, nếu không phối hợp trị bệnh cho cả hai người thì việc tái phát sẽ rất cao.

-         Gây bệnh phụ khoa khác

Do đường tiết niệu ngay gần với âm đạo và hậu môn, vì vậy khi viêm ở niệu đạo cũng dễ dàng gây viêm âm đạo và các căn bệnh phụ khoa khác như: viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm phần phụ…

-         Tăng nguy cơ vô sinh

Khi bệnh hình thành ở bộ phận này có thể khiến viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí khi vi khuẩn lây lan sang vòi trứng, buồng trứng sẽ khiến nguy cơ vô sinh rất cao do trứng và tinh trùng khó có cơ hội gặp nhau để thụ tinh.

Phòng tránh viêm niệu đạo như thế nào?

Để phòng tránh được căn bệnh nguy hại này, chị em cần:

-         Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Để vùng kín sạch sẽ chị em nên rửa thường xuyên bằng nước ấm pha muối loãng. Đặc biệt không nên quên thứ tự rửa âm hộ, âm đạo trước rồi mới tiến hành rửa hậu môn để tránh viêm nhiễm ngược dòng. Các bác sĩ cũng khuyến cáo em không nên  tắm bồn thường xuyên bởi nếu chị em phụ nữ ngâm mình trong bồn nước lâu để tránh nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo. Đồng thời cũng không nên thụt rửa vào sâu trong âm đạo để hạn chế vi khuẩn.

-         Hình thành thói quen rửa tay trước khi đi vệ sinh

Thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh hầu như bất cứ ai cũng đều duy trì. Nhưng rửa tay trước thì rất ít. Nếu như bàn tay có vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh chúng rất dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo.

-         Lựa chọn băng vệ sinh và dung dịch vệ sinh phụ nữ

Không phải bất cứ dung dịch nào cũng có thể dùng để tác động vào vùng kín. Chị em nên chọn loại dung dịch có độ PH phù hợp, mức sát khuẩn hợp lý để tránh làm mất cân bằng môi trường âm đạo. Ngay cả băng vệ sinh cũng vậy, lựa chọn loại rõ nguồn gốc, xuất xứ và chiết xuất từ thiên nhiên là phương án tốt nhất.

-         Mặc đồ lót thoáng mát

Quần lót thoáng mát từ chất liệu cotton là tốt nhất để chị em lựa chọn, giúp hút ẩm nhanh, khiến vùng kín khô thoáng. Ngay cả những ngày mưa ẩm ướt chị em cũng không nên mặc đồ lót ẩm mà nên giặt sạch, phơi khô để vi khuẩn không có cơ hội tấn công.

-         Uống nhiều nước

Uống nhiều nước vừa giúp thanh lọc cơ thể vừa góp phần bảo vệ bàng quang và niệu đạo. Chị em nên lựa chọn loại thức uống từ trà xanh, nước chanh, cam… để giải độc, mát gan, lợi tiểu.

-         Ngủ đủ giấc

Để phòng tránh những căn bệnh phụ khoa và niệu đạo, chị em nên hạn chế thức khuya để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.

-         Chế độ sinh hoạt tình dục

Sinh hoạt tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng và cường độ quan hệ hợp lý, sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn góp phần giảm rõ rệt nhiều căn bệnh viêm nhiễm.

Chị em hãy duy trì một nếp sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính bản thân mình.

Tags: Viêm Niệu Đạo
Bài xem nhiều nhất
Danh mục bệnh
Bài viết mới nhất
Vị thuốc quý
Hòm thư góp ý