Viêm nhiễm phụ khoa: Thủ phạm gây vô sinh nữ giới
1. Tỉ lệ vô sinh nữ chiếm 40% tổng các ca vô sinh
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng khoảng 8 – 12% các cặp vợ chồng có khả năng vô sinh thì ở Việt Nam tỉ lệ này cao hơn, chiếm khoảng 12 – 13% (theo thống kê của Bộ Y tế). Trong đó, vô sinh nữ là 40%, còn lại chủ yếu là vô sinh nam và không rõ nguyên nhân.
Một trong những nguyên nhân hàng đầu thường được nhắc đến với những trường hợp vô sinh nữ là do chị em có dị dạng về đường sinh dục, tắc vòi trứng, bị rối loạn phóng noãn, do buồng trứng đa nang… nhưng ít ai biết rằng viêm nhiễm phụ khoa mới là lí do chính gây tỉ lệ vô sinh cao.
Thống kê của bệnh viện Bạch Mai khẳng định gần 90% phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục. Con số này được đưa ra khi các bác sĩ thăm khám cho hơn 70.000 chị em trên cả nước. Đặc biệt nhóm chị em có thu nhập cao vẫn chiếm tỉ lệ viêm nhiễm phụ khoa là 70%.
Viêm nhiễm đường sinh dục nữ giới
Viêm nhiễm phụ khoa có khi chỉ biểu hiện bằng việc khí hư bất thường, ngứa rát vùng kín, đi tiểu buốt… khiến nhiều chị em chủ quan. Đến khi bệnh viêm nhiễm lâu ngày, vi khuẩn xâm nhập lên cổ tử cung, tử cung, vòi trứng mới ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản. Các loại vi khuẩn như: nấm Candida, kí sinh trùng roi (Trichononas), vi khuẩn… có thể tấn công âm đạo, thậm chí di chuyển lên vùng chậu và làm tắc vòi trứng gia tăng khả năng vô sinh nữ.
2. Những bệnh phụ khoa nào gây vô sinh ở nữ giới?
Dưới đây là một số bệnh lý phụ khoa điển hình dẫn đến vô sinh nữ:
- U xơ tử cung: Tỉ lệ chị em trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh lý này rất cao. Trong trường hợp khối u nằm ở niêm mạc còn gây ra biến chứng chảy máu âm đạo bất thường, đau chướng vùng bụng dưới… dẫn đến cản trở khả năng thụ thai.
Hình ảnh u xơ tử cung
- U nang buồng trứng: Các khối u nang hình thành bên trong buồng trứng chứa đầy dịch nếu không được điều trị kịp thời không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai mà còn làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng rất nguy hiểm.
- Viêm âm đạo: Viêm âm đạo là căn bệnh phổ biến nhất ở nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh là do sự xâm nhập của ký sinh trùng, nấm dẫn đến thay đổi môi trường pH trong âm đạo, cản trở sự di chuyển của tinh trùng. Bệnh viêm âm đạo thường có các biểu hiện: ngứa rát vùng kín, sưng đỏ âm hộ, khí hư bất thường (màu trắng đục như bã đậu, vàng, xanh, có mủ, mùi hôi tanh…), rối loạn kinh nguyệt hoặc nặng nề hơn là xuất huyết âm đạo đột ngột. Viêm âm đạo thường dai dẳng, khó điều trị dứt điểm nên tốt nhất bạn nên tiến hành thăm khám sớm để được tư vấn, tránh viêm nhiễm lây lan lên cổ tử cung, tử cung, buồng trứng.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Lộ tuyến tử cung có tác dụng tiết ra dịch tử cung để bôi trơn âm đạo, tăng cường khả năng thụ thai nhưng khi mắc viêm nhiễm sẽ dẫn đến khí hư bất thường, ồ ạt ra nhiều, vi khuẩn trong môi trường âm đạo cũng cản trở tinh trùng gặp trứng để thụ thai. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có rất nhiều cấp độ khác nhau, đòi hỏi phải có sự thăm khám chuyên khoa để tư vấn điều trị càng sớm càng tốt.
- Viêm buồng trứng: Viêm nhiễm buồng trứng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng trứng mà còn gây rối loạn hormone, rối loạn kinh nguyệt dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
- Viêm tắc vòi trứng: 20% bệnh nhân vô sinh là do viêm tắc vòi trứng. Đây là một dạng viêm nhiễm phần phụ điển hình ngăn cản rụng trứng và khiến trứng đã thụ tinh không thể di chuyển về làm tổ ở tử cung. Vì vậy viêm tắc vòi trứng còn làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Hình ảnh viêm tắc vòi trứng
Như vậy có rất nhiều căn bệnh phụ khoa gây vô sinh chị em cần phải đặc biệt chú ý. Nếu bạn không sử dụng bất kì phương pháp tránh thai nào mà trong 2 năm không có thai cần phải thực hiện khám hiếm muộn, khám phụ khoa để tìm nguyên nhân vô sinh và điều trị càng sớm càng tốt.
3. Vệ sinh vùng kín đúng cách ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Vệ sinh vùng kín đúng cách ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa
Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Điều đặc biệt trong âm đạo là môi trường của 6 loại vi trùng khác nhau sinh sống nhưng chúng là các loại khuẩn có lợi. Trong đó điển hình là nhóm Lactobacillus giúp sản sinh acid lactic, tạo môi trường axit trong âm đạo để bảo vệ âm đạo và ức chế, tiêu diệt những vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy điều quan trọng để phòng chống viêm nhiễm vùng kín là bạn cần biết cách vệ sinh vùng kín.
Bạn không nên lạm dụng các sản phẩm vệ sinh phụ nữ vì chúng có chứa nhiều hóa chất tẩy rửa ảnh hưởng đến môi trường lợi khuẩn trong âm đạo. Khi gặp tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nấm mốc chúng sẽ sinh sôi và làm gia tăng mức độ viêm nhiễm.
Tốt nhất khi nhận thấy các biểu hiện của viêm nhiễm phụ khoa dưới đây bạn nên đi khám để được điều trị triệt để:
- Kinh nguyệt rối loạn, đau bụng kinh dữ dội.
- Âm đạo có tiết dịch bất thường (khí hư dạng vón cục, màu trắng đục, vàng, xanh có máu, mùi hôi tanh khó chịu…
- Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, các vết loét…
- Đau buốt khi đi tiểu…
- Đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp.
- Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp.
Ngoài ra, chị em cũng cần duy trì lịch khám phụ khoa ít nhất 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ