Viêm âm đạo chẩn đoán và điều trị
Chị em mắc viêm âm đạo thường có những biểu hiện sau:
- Khí hư ra nhiều, màu trắng đục, vàng, xanh, vón cục, đặc dính và hôi
- m đạo ngứa, đỏ, rát, mọc mụn rộp
- Đi tiểu buốt
- Đau rát khi quan hệ tình dục
Trên đây là những triệu chứng lâm sàng để nhận biết bệnh phụ khoa. Và muốn khẳng định chính xác chị em có thực sự mắc viêm âm đạo không cần phải trải qua các bước chẩn đoán cụ thể hơn. Sau khi biết được nguyên nhân gây nên các ổ viêm mới có thể điều trị triệt để, tránh tình trạng viêm loét tái phát.
Viêm âm đạo rất dễ mắc phải
4 bước chẩn đoán viêm âm đạo, bạn đã biết chưa?
1. Theo dõi tiền sử bệnh án
Dựa trên các câu hỏi của bác sĩ như:
- Thói quen vệ sinh âm đạo của bạn là gì?
- Bạn có sử dụng loại dung dịch vệ sinh hay nước hoa vùng kín không?
- Trước đó bạn có mắc căn bệnh phụ khoa nào không?
- Bạn có sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị bệnh gì không?
- Hiện trạng sinh hoạt quan hệ gần gũi như thế nào?
Với một vài câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt và quan hệ tình dục, bác sĩ chuyên khoa sẽ khoanh vùng lý do dẫn đến nguyên nhân gây nên các triệu chứng khó chịu của chị em.
2. Kiểm tra âm đạo
Quan sát bên ngoài và bên trong âm đạo có thể dễ dàng phát hiện được bệnh. Thông qua các vết mẩn đỏ trên da, mụn rộp vùng kín, các cặn trắng trên thành âm đạo, dịch âm đạo… bác sĩ sẽ phân biệt được chính xác bệnh viêm vùng kín hay chỉ là bệnh viêm da quanh âm hộ.
3. Xét nghiệm vi trùng học
Thực hiện xét nghiệm này, chị em sẽ được lấy mẫu tế bào xung quanh âm đạo bằng tăm bông để xác định chính xác căn nguyên gây bệnh là do nấm, trùng roi hay vi khuẩn. Dựa vào quan sát kính hiển vi, các bác sĩ sẽ có kết quả về mẫu sinh vật sinh trưởng trong tế bào.
Xét nghiệm khuẩn nấm qua kính hiển vi
Lưu ý, để thực hiện xét nghiệm này, chị em phải ngừng việc uống thuốc chống nấm trước 1 tháng thì kết quả kiểm tra mới không bị ảnh hưởng. Trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân nhiễm HPV cần phải thực hiện lấy mẫu tế bào ở vết viêm loét. Nếu thấy xuất hiện nhiều khí hư, cần lấy mẫu tế bào ở dịch âm đạo để xét nghiệm. Đồng thời nếu như các triệu chứng viêm loét xuất hiện xung quanh âm hộ cũng tuyệt đối không được bỏ qua, mà cần cẩn thận lấy mẫu quanh vùng da bị bệnh để tổng hợp kết quả.
4. Xét nghiệm sinh thiết
Trong một số trường hợp, để phân biệt với các căn bệnh phụ khoa khác rõ ràng hơn cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra sinh thiết. Đặc biệt, khi phân tích mẫu sinh thiết để nhận biết bệnh Lichen sclerosus và các tế bào ác tính sinh trưởng trong mô âm đạo.
Điều trị viêm âm đạo và những điều bạn nên biết
Điều trị bằng thuốc
Điều quan trong nhất trong điều trị viêm âm đạo là chị em cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và dùng thuốc, có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt về sau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà chị em sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc nhất định như:
- Chữa viêm do vi trùng: bác sĩ sẽ yêu cầu chị em dùng thuốc metronidazole (Flagyl, Protostat) hoặc clindamycin (Cleocin) liên tục trong khoảng 7 – 10 ngày.
- Trị viêm nhiễm do trùng roi Trichomonas: bệnh nhân cần dùng metronidazole liều cao uống một lần duy nhất hoặc liều trung bình uống ngày 2 lần sáng và tối trong khoảng 1 tuần.
- Chữa viêm nhiễm do Candida sẽ được điều trị bằng thuốc dạng viên nén, gel hoặc kem bôi âm đạo như: butoconazole (Femstat), clotrimazole (Gyne-lotrimin, Mycelex), miconazole (Monistat), and ticonazole (Vagistat). Lộ trình đặt thuốc sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày.
Lưu ý: Trong quá trình chữa bệnh cần kiêng quan hệ tình dục và phối hợp điều trị cho cả bạn tình để ngăn ngừa viêm nhiễm tái phát.
Sử dụng thuốc hợp lý điều trị viêm âm đạo
Các biện pháp điều trị hỗ trợ
Bên cạnh các loại thuốc điều trị trên, chị em cần kết hợp một vài biện pháp sau:
- Tái tạo môi trường PH cho âm đạo: Để làm được điều này, chị em có thể dùng thuốc Lactobacillus acidophilus và L. bifidus hoặc bơm vào âm đạo dung dịch acid boric có thể giúp acid hóa pH âm đạo để ngăn chặn sự phát triển của những vi khuẩn gây bệnh. Riêng với trường hợp viêm âm đạo do tuổi tác, khiến teo niêm mạc âm đạo cần dùng kem progesterone để giảm bớt các triệu chứng khó chịu của bệnh.
- Điều chỉnh chế độ ăn: Chị em sử dụng các loại hoa quả chứa vitamin A, C, E , B và D được bác sĩ khuyên nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, cần hạn chế các loại bánh ngọt, chất kích thích, đồ ăn nhiều chất béo, dầu mỡ… để tái tạo môi trường âm đạo tự nhiên.
- Chú ý vệ sinh vùng kín: Chị em cần đặc biệt quan tâm đến vệ sinh trong những ngày đèn đỏ, trước và sau khi quan hệ. Không sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ và thụt rửa vùng kín là những khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa dành cho chị em.
Cách hữu hiệu nhất để tránh viêm nhiễm phụ khoa và tái phát các ổ viêm loét là khám sức khỏe định kì. Duy trì lịch khám đều đặn khoảng 6 tháng / lần giúp chị em xóa tan hoàn toàn âu lo về các bệnh phụ khoa thường gặp.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ