Hoàng bá
Hoàng bá còn có tên gọi khác là Nghiệt bì, Hoàng Nghiệt, Nghiệt Mộc, Sơn Đồ… Vị thuốc Hoàng bá được lấy từ vỏ thân cây trồng lâu năm dùng để chữa rất nhiều bệnh của trẻ em, phụ nữ và nam giới.
Mô tả
Hoàng bá là cây thuốc thuộc họ cam, dạng cây gỗ cao khoảng 15m. Thân cây phân thành nhiều cành, vỏ dày có mặt trong nhẵn, vị đắng. Lá hoàng bá tương tự như lông chim, khoảng 10 lá tạo thành một chét. Hoa hoàng bá có màu vàng lục, mọc thành chùy. Quả của cây có hình cầu, màu tím đen, bên trong chứa khoảng 5 hạt nhỏ.
Cây hoàng bá
Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận được dùng làm vị thuốc Hoàng bá là phần thân cây. Chỉ cần lựa chọn phần thân dày, có màu vàng tươi, đem cạo sạch phần vỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô để dùng làm thuốc. Có rất nhiều cách để bào chế Hoàng bá như:
+ Đem thân cây rửa sạch, ủ mềm, xắt thành sợi mỏng rồi phơi khô.
+ Sau khi sơ chế, đem cạo lớp vỏ, thái mỏng đem ngâm với rượu hoặc gừng để làm thuốc.
+ Xắt nhỏ rồi ngâm với muối, phơi khô.
Bảo quản Hoàng bá cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp.
Thành phần hóa học
Vỏ có alcaloid, chủ yếu là berberin, palmatin, phellodendrin… Ngoài ra, còn có tanin, chất nhầy, chất béo. Tác dụng của các hoạt chất này là kháng khuẩn, điều trị viêm túi mật, viêm gan, lợi tiểu, điều trị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, ức chế thần kinh trung ương, chống loét dạ dày, tiêu chảy, kích thích đường ruột…
Vị thuốc Hoàng bá trong Đông y
- Tính vị: vị đắng, tính hàn, không độc, vị cay.
- Quy kinh: tác động vào Thái âm Tỳ, Thiếu âm Thận, Thái Dương, Bàng Quang.
- Công dụng chữa bệnh: giúp thanh nhiệt, giải độc, trị thận thủy, tiêu chảy, trị đau mắt, tổn thương tử cung…
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị loét miệng: cắt nhỏ Hoàng bá, ngậm ngày 2 – 3 lần.
+ Trị mụn nhọt trong mũi: dùng Hoàng bá và Binh lang đem tán bột, trộn với mỡ lợn bôi lên vùng mụn.
+ Trị tỵ cam: chỉ cần ngâm 80g Hoàng bá với nước lạnh rồi chắt lấy nước uống.
+ Trị nôn ra máu: Ngâm chung mật cùng Hoàng bá rồi đem sao khô, giã nát uống chung với nước sắc Mạch đông.
+ Trị ung thư vú, tuyến vú sưng đau: Tán nhỏ Hoàng bá thành bột mịn, trộn chung với lòng trắng trứng để bôi vào tuyến vú.
+ Trị tiêu chảy: Dùng Hoàng bá khô tán bột mịn, trộn với nước cơm rồi đem viên to tương tự như hạt đậu. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 viên chung với nước cơm.
+ Trị khí hư ở nữ giới: Đem sao Hoàng bá cùng Cương tằm rồi đun nước uống ngày 2 lần.
+ Trị lỵ ở phụ nữ có thai: Dùng Hoàng bá tẩm chung với mật, sao cháy rồi tán nhỏ. Kết hợp với tỏi đã nướng chín, giã nát để viên thuốc thành hạt đậu. Uống liên tục mỗi ngày 3 lần sau khi ăn, mỗi lần khoảng 30 – 40 viên.
Vị hoàng bá trong đông y
Một số bài thuốc sử dụng Hoàng bá
- Bài thuốc trị sốt, đau mắt, ù tai, thổ huyết:
Hoàng bá 40g Thục địa 320g
Sơn thù 160g Sơn dược 160g
Phục linh 120g Đơn bì 120g
Trạch tả 120g Tri mẫu 40g
Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia đều 2 lần sáng tối sau bữa ăn.
- Bài thuốc chữa viêm gan cấp tính:
Hoàng bá 16g Mộc thông 10g
Chi tử 10g Chỉ xác 10g
Đại hoàng 10g Nọc sởi 10g
Liều dùng: Sắc uống mỗi ngày một thang .
- Bài thuốc chữa sốt xuất huyết
Hoàng bá 10g Ngưu tất 10g
Tri mẫu 10g Sinh địa 10g
Huyền sâm 10g Mạch môn 10g
Hạt muồng 12g Đan sâm 12g
Đơn bì 14g Xích thược 10g
Cỏ nhọ nồi 10g Trắc bá 12g
Huyết dụ 16g.
Liều dùng: Sắc uống ngày một thang.
- Bài thuốc trị đái tháo đường:
Hoàng bá 12g Quy bản 12g
Đỗ trọng 12g Tri mẫu 12g
Trắc bách diệp 12g Kỷ tử 12g
Cam thảo 6g Ngũ vị tử 6g
Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 2 - 3 tuần
Lưu ý: Không dùng Hoàng bá cho người tiêu hóa không tốt, dạ dày yếu
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ