10 dấu hiệu nguy hiểm nhận biết ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là căn bệnh do khối u ác tính ở buồng trứng hình thành. Chúng mang các tế bào gây ung thư, và có thể di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Độ tuổi thường gặp ung thư buồng trứng là tiền mãn kinh và mãn kinh, khi chức năng của buồng trứng bắt đầu suy giảm. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác có thể tăng khả năng mắc căn bệnh quái ác này như: việc tùy tiện sử dụng hormone, không trải qua quá trình sinh sản và cho con bú, phụ nữ béo phì, gia đình có tiền sử mắc ung thư…. Hầu như các chị em đều phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn quá muộn khiến tế bào ung thư đã di căn sang khu vực khác.
Những triệu chứng nào cảnh báo ung thư buồng trứng?
1. Đau lưng
Đau lưng có thể do các bệnh liên quan đến xương, cột sống, dây thần kinh cột sống, thoát vị đĩa đệm… Khi bạn khẳng định chắc chắn mình không mắc các căn bệnh trên mà thường xuyên thấy đau mỏi vùng thắt lưng thì đấy có thể do khu vực buồng trứng của bạn có vấn đề. Khi tế bào ung thư bắt đầu hình thành sẽ gây sức ép lên buồng trứng khiến khu vực lưng luôn đau mỏi. Đừng chủ quan trước dấu hiệu này, bởi đó có thể là cảnh báo sớm của bệnh dành cho bạn.
Đau lưng và đau bụng dưới là những biểu hiện trực quan nhất của ung thư buồng trứng
2. Đau bụng dưới hoặc vùng chậu
Rất nhiều bệnh nhân khi tới bệnh viện khám bởi dấu hiệu đau quặn bụng dưới và vùng chậu đã vô cùng bất ngờ khi biết tin mình mắc ung thư buồng trứng. Bởi lẽ họ cho rằng đấy là những biểu hiện bình thường khi cơ thể rụng trứng hoặc liên quan đến kinh nguyệt, hay họ đang gặp phải vấn đề về dạ dày, xương khớp. Tốt nhất là khi có dấu hiệu này chị em cần đi khám ngay lập tức để biết chắc chắn mình đang gặp phải vấn đề gì liên quan đến sức khỏe và kịp thời điều trị.
3. Rối loạn chu kì kinh nguyệt
Số đông phụ nữ trên 50 tuổi mắc ung thư buồng trứng, điều đó không có nghĩa là các độ tuổi khác hoàn toàn miễn dịch với căn bệnh này. Và dấu hiệu quan trọng nhất ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc ung thư buồng trứng là hiện tượng rối loạn chu kì kinh nguyệt bao gồm: kinh nguyệt kéo dài 2 – 3 tháng mới có 1 lần, hoặc kinh nguyệt quá ngắn…. Biểu hiện này không chỉ là dấu hiệu của ung thư mà còn có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc buồng trứng đa nang đều ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
4. Thường xuyên mệt mỏi
Bệnh nhân sẽ cảm thấy cơ thể gầy yếu, xanh xao, khó thở, buồn nôn, không ăn uống được nhiều. Khi bạn cảm thấy mình không tập trung, không thể làm được gì do sức khỏe yếu bạn cần sắp xếp đi khám ngay để biết được mình đang mắc bệnh gì. Bởi lẽ, chỉ mệt mỏi thôi không thể khẳng định bạn đang mắc ung thư nhưng có thể báo hiệu rất nhiều căn bệnh khác nghiêm trọng tới sức khỏe.
Buồng trứng có vấn đề sẽ gây mệt mỏi thường xuyên
5. Cảm thấy no bụng
“Cảm giác no sớm” là triệu chứng thường gặp của bệnh nhân ung thư buồng trứng. Khi bạn vừa mới bắt đầu thưởng thức bữa ăn mà đã cảm giác no, không thể ăn thêm được nữa thì có thể bạn gặp vấn đề về dạ dày, tiêu hóa hoặc chính ung thư buồng trứng. Dù là căn bệnh nào thì cũng không thể bỏ qua.
6. Đau khi quan hệ tình dục
Theo tờ báo Medical New Today của Mỹ, đau khi quan hệ tình dục có thể là một cảnh báo khẩn cấp rằng bạn đang trong giai đoạn sớm của ung thư buồng trứng. Cơn đau này tạo áp lực cho vùng xương chậu, khiến bệnh nhân thấy đau nhói, thậm chí đau dữ dội vùng này, đồng thời gây áp lực lên bàng quang khiến người bệnh cảm giác buồn tiểu hơn. Đau khi giao hợp còn là triệu chứng của bệnh viêm tử cung, viêm lộ tuyến…. Và đương nhiên, cho dù đau vì bệnh gì bạn cũng cần gặp bác sĩ để được sự tư vấn kĩ càng.
7. Buồn nôn và nôn
Buồn nôn khiến bạn nghĩ đến các căn bệnh liên quan đến dạ dày, đại tràng hơn ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng khi buồng trứng có các tế bào ung thư phát triển và di căn có thể gây tắc nghẽn đường ruột, làm hiện tượng buồn nôn, đau bụng, ăn chóng no kéo dài. Đừng chủ quan trước dấu hiệu này nếu muốn cơ thể luôn khỏe mạnh.
Buồn nôn là một dấu hiệu đang chú ý
8. Bụng chướng
Chướng bụng, đầy hơi kèm theo những cơn đau bụng cũng cảnh báo bệnh ung thư buồng trứng. Nhiều bệnh nhân thấy bụng đột nhiên to lên, mặc dù sút cân rõ rệt nhưng không có dấu hiệu mang thai. Và khi đi khám bác sĩ đã phát hiện tế bào ung thư. Vậy thì đừng nhầm lẫn trước hội chứng đau dạ dày, kích thích ruột với căn bệnh này. Để phân biệt được nó cần đến các bác sĩ chuyên khoa.
9. Táo bón thường xuyên
Ung thư ở giai đoạn đầu gây ảnh hưởng đến vùng bụng dưới và bùng tiêu hóa. Các chất của dịch dạ dày không thể hoạt động được bình thường nếu tế bào ung thư di căn, gây sức ép. Do vậy táo bón thường xuyên và bạn đã kết hợp ăn nhiều rau xanh, uống thuốc mà vẫn không khỏi thì nên tới gặp bác sĩ.
10. Đi tiểu nhiều.
Khi bị chướng bụng sẽ gây nên hiện tượng chèn ép bàng quang khiến người bệnh buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn. Nhiều người cho rằng đây là triệu chứng của thận mà vô tình bỏ qua dấu hiệu nguy hiểm này. Theo thống kê cho biết hơn 80% phụ nữ mắc ung thư buồng trứng đều phát hiện một trong các triệu chứng trên vào giai đoạn đầu của bệnh. Bạn đừng đợi đến khi cơ thể quá mệt mỏi, không thể ăn uống được mới bắt đầu đi khám bởi đó là giai đoạn bệnh chuyển nặng hơn rất nhiều.
Hãy tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng các đi khám sức khỏe định kì 3 – 6 tháng/ lần để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời nhất.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ