Đan bì
Đan bì còn có tên gọi thông dụng là: Đơn bì, Lộc cửu, Bách lượng kim, Mẫu đơn bì, Đơn căn, Mộc thược dược… được áp dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian quen thuộc.
1. Mô tả cây đan bì
Đan bì có tên khoa học là Cortex Moutan, Cortex Paeoniae Suffuticosae, thuộc họ Mao Lương. Đan bì thuộc loại cây thân gỗ sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng 1 – 2 m, rễ phát triển thành củ lớn.
Cây đan bì (Mẫu đơn bì).
Lá đan bì thường mọc cách nhau, chia làm 3 lá chét, ở giữa có 3 thùy, bên dưới có lông màu trắng nhạt, mặt trên màu xanh lục. Đan bì chỉ có một hoa mọc ở trên cùng của cây, thường nở vào dịp gần Tết.
2. Phân bố
Ở Việt Nam, Đan bì thường được trồng ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Sapa… Thông thường, trồng đan bì khoảng 3 năm mới có thể thu hoạch.
Phần dùng làm thuốc của Đan bì là vỏ rễ, có màu đen nâu bên ngoài, thịt trắng bên trong, nhiều bột. Vỏ càng dày, rộng, không dính vào trong lõi và mùi thơm được coi là dược liệu tốt nhất.
3. Thành phần hóa học
Trong Đan bì có các chất Paeoniflorin, Oxypaeonilorin, Benzoylpaeonilorin, Paeonol, Paeonolide, Paeonoside, Apiopaeonoside … rất tốt khi áp dụng chữa viêm, khán khuẩn , trị liên cầu khuẩn dung huyến, trực khuẩn bạch hầu, an thần…
Đặc biệt chất Phenon có trong Đan bì còn được dùng làm thuốc giảm đau, an thần, chống co giật, giải nhiệt, chống viêm loét dạ dày…
4. Đan bì trong Y học cổ truyền
- Tính vị: Vị cay, đắng, hơi hàn, tính mát.
- Qui kinh: Tác dụng vào kinh phế, tâm bào, thận, tâm, can.
- Công dụng: Đan bì giúp hòa huyết, sinh huyết, trừ nhiệt, giảm sốt về chiều, chữa kinh nguyệt không đều, u nhọt sưng tấy, đi tiểu ra máu, chảy máu cam, bế kinh, trưng hà…
Đan bì trong Đông y
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị dịch hoàn xệ xuống, căng tức: Dùng bột đan bì trộn chung với phòng phong tán bột, mỗi lần uống 8g chung với rượu.
+ Chữa ngoại thương, rỉ huyết: Tán bột Đan bì, mỗi ngày uống 3 nhúm ngón tay.
+ Chữa vùng hạ bộ lở loét: Tán bột Đan bì, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4g.
+ Chữa mũi viêm dị ứng: Đem đan bì xay nhuyễn, lấy nước cốt, mỗi lần dùng khoảng 50ml, uống khoảng 10 lần sẽ khỏi.
+ Chữa thương tổn huyết ứ: Dùng 80g Đan bì, 21 con Manh trùng sao qua, rồi đem tán thành bột mịn, mỗi lần uống 4g với rượu nóng.
5. Một số bài thuốc sử dụng Đan bì
Đan bì là vị thuốc quý trong Đông y.
- Bài thuốc trị máu xấu ở phụ nữ
Đan bì 20g Can tất 20g
Liều dùng: Sắc uống mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn.
- Bài thuốc trị âm hư, sốt kéo dài:
Đơn bì 12g Miết giáp 12g
Sinh địa 16g Thanh hao 8g
Tri mẫu 8g
Liều dùng: Sắc lấy nước uống ngày 3 lần.
- Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, máu kinh màu đen, vón cục, ra nhiều:
Đan bì 12g Phục linh 12g
Địa cốt bì 12g Hoàng bá 8g
Bạch thược 12g Thanh hao 12g
Thục địa 18g
Liều dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần.
- Bài thuốc trị ứ huyết, bế kinh:
Đan bì 12g Xích thược 12g
Nhục quế 2g Miết giáp 12g
Mộc thông 12g Thổ qua căn 12g
Đào nhân 12g
Liều dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 2 lần.
- Bài thuốc trị chứng huyết nhiệt của phụ nữ sau sinh:
Đan bì 8g Đương quy 12g
Bạch thược 12g Thục địa 16g
Chi tử 8g Xuyên khung 8g
Liều dùng: Sắc thuốc uống ngày 2 lần.
- Bài thuốc chữa u nhọt:
Đan bì 20g Qua lâu nhân 8g
Đào nhân 12g Ý dĩ nhãn 40g
Liều dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc trị huyết áp cao, xơ cứng động mạch:
Đan bì 8g Kim ngân 20g
Cúc hoa 12g Kê huyết đằng 20g
Thạch quyết minh 20g Bội lan 20g
Liều dùng: Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 thang.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ