Cam thảo
Cây cam thảo là một dược liệu quý trong y học cổ truyền. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng cụ thể và bài thuốc chữa bệnh với cam thảo như thế nào.
1. Mô tả cây
Cam thảo là loại cây thuộc họ cánh bướm Fabaceae, là một thảo dược quý.
Cây Cam thảo.
Thân cây thuộc dạng dây, dài tới 1m hay 1.5m với nhiều lông nhỏ bao quanh. Lá cây thuộc dạng lá lông chim, có khoảng 9 – 17 chét, hình tròn như quả trứng, đầu nhọn, mép dài. Hoa cam thảo thường nở vào mùa hè và thu, màu tím nhạt. Quả cây hình lưỡi liềm, màu nâu đen, có nhiều lông, bên trong có khoảng 8 hạt nhỏ và dẹt.
2. Phân bố
Cam thảo chủ yếu được trồng ở Trung Quốc, hiện nay đã được du nhập và trồng ở miền bắc nước ta.
Vào khoảng tháng 2 – 8 là mùa thu hoạch cam thảo, chủ yếu lấy rễ phơi khô để dùng làm thuốc. Phần rễ cây thường có màu nâu, hoặc màu đỏ nâu, có nhiều nếp nhăn, mùi thơm dịu.
Vị thuốc Cam thảo có thể được bào chế theo nhiều cách khác nhau như: thái lát, phơi khô, ngâm với mật ong rồi sao vàng (chích cam thảo), ngâm rượu (gọi là phấn cam thảo), nghiền nát (bột cam thảo) hoặc ngâm nước cho mềm (lão cam thảo)…
3. Thành phần hóa học
Trong Cam Thảo có chứa các chất Glycyrrhetinic acid Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin, Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid…cùng rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho cơ thể.
Đặc biệt, các chất cloralhydrate, physostigmin, acetylcholin, pilocarpin… của Cam thảo thường được dùng làm thuốc chữa bệnh bạch hầu, chất độc của cá lợ, rắn, hiện tượng choáng do độc tố.
4. Cam thảo trong Y học cổ truyền
- Tính vị: Cam thảo có vị ngọt, tính bình, không độc.
- Quy kinh: Tác dụng vào Kinh túc Quyết âm Can, túc Thái âm Tz, túc Thiếu âm Thận, kinh thủ Thái âm Phế.
- Công dụng: Cam thảo giúp tăng cường gân cốt, giải độc, đả thông kinh mạch, nhuận phế, thanh nhiệt, chống viêm loét đường tiêu hóa…
Vị thuốc Cam thảo.
- Ứng dụng lâm sàng:
+ Trị đau họng, táo bón, cơ thể có độc: Dùng khoảng 3g bột Cam thảo mỗi ngày chung với nước sôi để nguội.
+ Trị, ho suyễn, họng sưng đau, giải độc thuốc, ngộ độc thức ăn: Dùng 4g Cam thảo mỗi ngày.
+ Trị viêm gan: Dùng Cam thảo sống, chích Cam thảo, Cam thảo mỗi thứ 30g, mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống.
+ Trị đái nhạt: Mỗi lần uống 3g bột Cam thảo, ngày uống 4 lần.
+ Trị viêm họng mạn: Dùng Cam thảo sống 10g ngâm nước sôi uống như nước trà, uống liên tục cho đến khi hết đau họng.
+ Trị lao phổi: Cam thảo sống 18g, sắc còn 150ml chia 3 lần uống30 - 90 ngày, kết hợp thuốc chống lao.
+ Trị cơ cẳng chân run giật: Dùng cao lỏng Cam thảo người lớn mỗi một lần 10 - 15ml, ngày 3 lần, trong 3 - 6 ngày.
+ Trị nhiễm độc thức ăn: Dùng Sinh Cam thảo 9 - 15g, sắc nước chia 3 - 4 lần uống trong 2 giờ.
+ Trị viêm tắc tĩnh mạch: Cam thảo 50g ( giảm lượng tùy bệnh), sắc uống ngày 3 lần trước bữa ăn.
Một số bài thuốc sử dụng Cam thảo
- Bài thuốc Trị viêm tuyến vú:
Sinh Cam thảo 30g Xích thược 30g
Liều dùng: Sắc thuốc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần.
- Bài thuốc trị rối loạn nhịp tim:
Cam thảo sống 30g Trạch tả 30g
Chích Cam thảo 30g.
Liều dùng: Mỗi ngày 1 thang, sắc chia sớm tối 2 lần uống, duy trì 12 thang.
Lưu ý khi sử dụng Cam thảo:
+ Tuyệt đối không dùng quá liều lượng bởi dùng quá nhiều sẽ gây nên các bệnh: cao huyết áp, hạ kali máu, tiêu chảy, phù chân tay, hại tim, gan…
+ Phụ nữ mang thai không nên dùng Cam thảo.
+ Khi sử dụng Cam thảo không dùng chung với các loại thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc cao huyết áp… vì có thể gây ra tác dụng phụ.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ