Bất ngờ về bệnh xoắn buồng trứng
Thế nào là xoắn buồng trứng? Bệnh hình thành khi đột nhiên buồng trứng có biểu hiện sa xuống dưới và xoắn bết lại. Quá trình này sẽ khiến cơ quan này không thể nhận được sự nuôi dưỡng trong máu của cơ thể. Vì vậy chị em sẽ nhanh chóng cảm nhận được cơn đau đớn tột cùng ở bụng dưới.
Xoắn buồng trứng gây tác hại gì? Buồng trứng là cơ quan giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh sản của nữ giới. Khi đột ngột xoắn lại đương nhiên sẽ gây giảm khả năng thụ thai, rối loạn chu kì kinh, đau bụng, sốt cao, mỏi mệt…thậm chí còn khiến hình thành vô sinh ở nữ.
Xoắn buồng trứng
Dưới đây sẽ là 6 điều bạn nên biết về những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất để nhận thức được mình và người thân có nằm trong số đó không và chủ động phòng tránh ngay từ đầu.
1. Độ tuổi càng lớn, nguy cơ mắc bệnh càng thấp
Các chuyên gia cho rằng ở phụ nữ trẻ, nội tiết tố thất thường hơn dẫn đến buồng trứng có thể tự di chuyển và xoay lật, xoắn bện. Càng lớn tuổi thì buồng trứng càng teo nhỏ dần đi và khả năng tự xoay cũng giảm đi rõ rệt.
Tức là mối quan hệ giữa phụ nữ độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh buồng trứng xoắn càng thấp. Đương nhiên không thể đảm bảo 100%, vẫn có trường hợp phụ nữ sau mãn kinh mắc bệnh, nhưng hầu hết độ tuổi sinh sản càng trẻ thì khả năng mắc bệnh được dự báo càng lớn.
2. U nang càng nhiều, rủi ro càng cao
Bác sĩ giải thích rằng u nang xuất hiện ở cơ quan tử cung hay buồng trứng đều có thể biến chứng tác động khiến chúng tự xoay lật. Vì vậy, bệnh nhân mắc buồng trứng đa nang (PCOS) sẽ có nguy cơ biến chứng cao hơn do mất cân bằng nội tiết tố rất lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng hình thành khi không hề có bất cứ khối u nào tác động. Và dù như thế nào thì vẫn cần phải điều trị kịp thời. Nếu chỉ đơn giản là xoắn buồng trứng giai đoạn đầu, bạn cần được bác sĩ tiến hành nội soi để tháo vặn trở lại.
Biến chứng u nang khiến buồng trứng xoay lật gây nên tình trạng xoắn
3. Các biện pháp hỗ trợ sinh sản gây nguy cơ mắc bệnh cao hơn mang thai
Một số chị em phải thực hiện các biện pháp để hỗ trợ mang thai như: kích thích làm cho buồng trứng lớn hơn, và kích thước càng lớn thì nguy cơ xoắn càng cao. Vì vậy, khi thực sự bất đắc dĩ phải áp dụng phương pháp làm phì đại buồng trứng chị em nên xem xét kĩ, thường xuyên đi khám định kì để phát hiện dấu hiệu bất thường sớm.
4. Lợi ích phụ của thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có tác dụng giảm khả năng có thai ngoài ý muốn, ngăn ngừa 1 số triệu chứng như mọc mụn nội tiết, đau bụng kinh, chữa trị bệnh về nội tiết như lạc nội mạc tử cung… chúng còn ngăn ngừa hình thành u nang và hạn chế xoắn buồng trứng.
Thuốc tránh thai ngừa xoắn buồng trứng
5. Ống dẫn trứng càng dài, càng dễ xoắn
Kích thước ống dẫn trứng (vòi trứng) cũng tác động đến hình thành bệnh. Trong đó, vòi trứng dài hơn sẽ dễ hình thành xoắn vặn buồng trứng hơn.
6. Không phải cứ bị xoắn buồng trứng là cần phẫu thuật
Thực chất, khi buồng trứng xoắn nhẹ vẫn có thể nhận được dinh dưỡng trong máu, mặc dù khó khăn nhưng chức năng của chúng vẫn được tiếp tục duy trì. Ngược lại, tình trạng bệnh nặng hơn, cơ quan này không nhận được sự nuôi dưỡng của máu thì buộc phải can thiệp bằng biện pháp nội soi tháo gỡ chỗ xoắn chứ không nhất thiết phải phẫu thuật để cắt đứt hoàn toàn buồng trứng. Với trường hợp xấu nhất, buồng trứng nhiễm trùng nặng thì mới phải can thiệp nội soi. Còn ngược lại, cơ quan này hoạt động được thì vô sinh không phải là vấn đề đáng lo ngại của chị em.
Với 6 yếu tố khiến bạn dễ mắc bệnh nhất như trên, chị em có thể loại bỏ chúng bằng cách duy trì lối sống lành mạnh qua thực đơn ăn uống, giữ tâm trạng bình ổn, tránh xa stress và thường xuyên tập thể dục thể thao để nội tiết được cân bằng. Bên cạnh đó, khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là khi bắt được “tín hiệu” đau nhói vùng bụng dưới thì cần tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay, tránh để nhiễm trùng sẽ rất nguy hại.
-
Review 5 viên uống bổ sung nội tiết tố đang được chị em săn lùng
-
Review 3 viên uống thảo dược điều hòa kinh nguyệt đang hot hiện nay
-
Sản phẩm Nữ Phụ Khang có tốt không ? Liệu có hiệu quả như quảng cáo ?
-
Trị tắc vòi trứng bằng Đông y: Hiệu quả 80% không gây tác dụng phụ
-
Trị lạc nội mạc tử cung bằng Đông y: 5 bài thuốc hiệu quả bất ngờ