2500 người chết mỗi năm vì ung thư cổ tử cung ở Việt Nam

03:24 Ngày 18/09/2018
Hằng năm, Việt Nam có khoảng 5100 ca bệnh được chẩn đoán ung thư cổ tử cung, và khoảng 2.500 người chết vì căn bệnh quái ác này.

Ung thư cổ tử cung là một trong số những căn bệnh nguy hiểm nhất ở nữ giới. Ngày nay số bệnh nhân đang ngày càng tăng cao và đặc biệt lứa tuổi mắc bệnh cũng có xu hướng trẻ hóa.

Ung thư cổ tử cung – căn bệnh có xu hướng trẻ hóa

“Thủ phạm” gây ung thư cổ tử cung chủ yếu là vi rút HPV type 16 và 18. Tuy nhiên, một số loại HPV khác cũng có thể gây biến chứng thành ung thư như: 31, 33, 35, 39, 45, 51, 56, 58 và  59. Loại HPV này chủ yếu lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục. 

Thống kê cho thấy, 80% chị em ít nhất 1 lần trong đời đã từng mắc vi rút HPV. Trong đó, khoảng 5 – 10% bệnh nhân có khả năng biến chứng thành ung thư cổ tử cung. 

2500 người chết mỗi năm vì ung thư cổ tử cung ở Việt Nam

Hình ảnh minh họa ung thư cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung thường kéo dài trong khoảng 10 – 20 năm. Tuy nhiên, thường đến khi bệnh nặng chị em mới phát hiện thông qua các triệu chứng nặng nề như: đau vùng xương chậu, chảy máu âm đạo bất thường, rối loạn kinh nguyệt, đau vùng bụng dưới…

Độ tuổi tử vong của ung thư cổ tử cung thường ở tuổi 40. Tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung hiện đang trẻ hóa do độ tuổi quan hệ tình dục sớm hơn. Ngoài ra, phụ nữ sinh con nhiều lần, vệ sinh vùng kín không đúng cách, quan hệ tình dục không an toàn… đều có khả năng mắc bệnh.

Tầm soát ung thư cổ tử cung là cách tốt nhất để tránh ung thư

Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như chị em phát hiện bệnh sớm. Theo nghiên cứu của Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình – Phạm Kỳ Sơn thống kê khoảng 2.200 phụ nữ thì có tới 11,9% người mắc ung thư là nhóm phụ nữ tri thức cao. Ngoài ra, tỉ lệ chị em sử dụng thuốc tránh thai cũng có tế bào tiền ung thư cao hơn nhóm không sử dụng.

2500 người chết mỗi năm vì ung thư cổ tử cung ở Việt Nam

Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Trường hợp chị em tiêm phòng chống ung thư cổ tử cung khi chưa quan hệ tình dục và trong độ tuổi từ 9 – 25 tuổi có 70%  khả năng chống lại HPV gây ung thư. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, bác sĩ vẫn khuyến cáo chị em nên tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi năm để giảm thiểu hoàn toàn khả năng mắc bệnh. Nếu như 10 năm không tầm soát thì tỉ lệ mắc ung thư sẽ tăng lên khoảng 12 lần. 

Do vậy, bất kì chị em trong độ tuổi nào, sau khi đã quan hệ tình dục nên thực hiện tầm soát bệnh hằng năm để bảo vệ sức khỏe của chính mình.

 

Bài xem nhiều nhất
Danh mục bệnh
Bài viết mới nhất
Vị thuốc quý
Hòm thư góp ý